Chuyên sửa chữa điện lạnh uy tín nhất

Kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, thao tác nhanh, sửa đúng lỗi tiết kiệm thời gian quý báu của khách hàng.

Chuyên mua bán, cài đặt, sửa chữa, vệ sinh laptop

Chúng tôi nhận bảo trì ,sửa chữa,cài đặt, cài win cho khách hàng cá nhân, cơ quan doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất.

Chuyên sửa chữa, bảo trì, nâng cấp máy tính để bàn

Kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, thao tác nhanh, sửa đúng lỗi tiết kiệm thời gian quý báu của khách hàng.

Chuyên sửa chữa, bảo trì và cho thuê máy chiếu

Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, cùng quy trình chăm sóc khách hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chuyên cung cấp, lắp đặt, các loại camera giám sát

Chuyên lắp đặt camera giám sát, tiên phong trong áp dụng các kĩ thuật công nghệ tiến tiến nhất trong các sản phẩm an ninh công nghệ cao.

Pages

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Sơ đồ mạch main máy tính

Bài phân tích sơ đồ khối manboard PC hi vọng giúp anh em xác định pan nhanh và chuẩn xác hơn.

Sơ đồ mạch main máy tính
Mainboard PC có các thiết bị như CPU, RAM, HDD, VGA, ổ DVD, card mạng… Các thiết bị này có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nên mainboard đóng vai trò trung gian trong việc gắn kết các thiết bị thành một bộ máy thống nhất, mainboard điều khiển nguồn điện cho các thiết bị, điều khiển tốc độ BUS(đường mạch) cho từng thiết bị khác nhau, vì các thiết bị này chạy tốc độ bus khác nhau, cao nhất là bus CPU. Ngoài ra mainboard còn tạo ra xung clock để kích hoạt các linh kiện trên mainboard hoạt động. Chính vì thế, một linh kiện bị chết thì máy tính sẽ không khởi động được, và quá trình khởi động mainboard sẽ bị dừng lại.
Ở hình trên là sơ đồ khối mainboard GA-G41MT-S2PT gồm các thành phần : Socket CPU 775, chipset bắc G41, khe cắm PCI e, khe cắm DDR2, chipset nam ICH7, chip IO IT8718,bios…Mỗi thành phần do chip khác nhau quản lý, cần phải nhớ rõ để tránh sửa nhầm. Gần đây có 1 bác gặp pan mainboard không nhận usb bác ấy tháo ngay con chip cầu Bắc ra thay, trong khi usb do chip nam quản lý, hay máy không kích được nguồn thì cần kiểm tra thạch anh 32,768, kiểm tra ic SIO, chip nam thì lại thay ngay con ic nguồn CPU. Đó là 1 số trường hợp không hiểu sơ đồ khối mainboard.
* Socket CPU : Hiện tại gồm các loại socket CPU thông dụng : Socket 775, socket 1155, 1156, 1366, 1150. Socket này do chipset Bắc điều khiển, các mainboard đời mới sau này sử dụng chip Intel thì chip bắc được tích hợp sẵn trong CPU giúp tốc độ nhanh hơn.
* Chipset Bắc ( North bridge ) : Chip cầu bắc điều khiển các thành phần là Ram, CPU, khe cắm card màn hình (khe PCI e, khe AGP). Các thiết bị này có tốc độ bus cao, điều khiển dữ liệu qua lại giữa các thành phần này luôn đảm bảo thông suốt và liên tục. Giúp tận dụng tốc độ tối đa của CPU và RAM.
* Chipset Nam ( Sourth bridge ) : Chip cầu nam điều khiển các thành phần có tốc độ bus nhỏ hơn chip cầu bắc : Cổng LAN, sound, khe PCI, cổng USB, Bios, ổ cứng SATA, khe IDE…
* IC SIO ( Super In Out ) : Điều khiển các cổng ra vào của dữ liệu.
    Điều khiển cổng PS/2, cổng COM, cổng LPT. Giám sát các thành phần khác trên maiboard hoạt động để báo tín hiệu các thành phần đã tốt hoặc báo sự cố khi có vấn đề. Ngoài ra nó còn tích hợp mạch kích và mở nguồn.
* ROM BIOS ( Read only memory – Basic in out system ) : Là IC nhớ chỉ đọc, BIOS được nhà sản xuất mainboard nạp vào, BIOS thường của hãng Ami và Award.
    Giúp khởi động máy tính và duy trì sự hoạt động của CPU.
    Kiểm tra lỗi của Ram và card màn hình đồng thời tạo ra tiếng beep ở loa khi có lỗi.
    Tạo các thông báo lỗi trên màn hình như thiếu bàn phím, chuột, không có ổ cứng, ổ cứng lỗi…Giúp cho việc sửa nhanh hơn.
    Quản lý trình điều khiển  2 chipset, chip SIO, card màn hình onboard.
    Trình cài đặt BIOS cho ta cấu hình thiết bị nào khởi động, cài đặt ngày giờ, disable lan, sound, hay over clock.
    Ngoài ra rom bios còn cung cấp bản cài đặt CMOS mặc định để máy tính khởi động khi ta thiết lập bios hoặc do hết pin CMOS.
* IC Clock Gen : ICtạo xung clock cho các thành phân trên maiboard hoạt động, nếu mạch clocking hỏng thì máy tính sẽ không hoạt động. Mạch này hoạt động đầu tiên khi main có nguồn điện áp chính.
* Mạch ổn áp : Mạch ổn áp trên mainboard giúp cung cấp các nguồn điện khác nhau, mạch ổn áp vcore cpu, mạch ổn áp cho 2 chipset, mạch ổn áp khe AGP, ram. Mạch này cho ra các điện áp như 1,2v, 1,5v , 1,8v, 2,5v, 3,3v. Mạch gồm các linh kiện đèn mosfet, tụ lọc kết hợp với cuộn dây, ic dao động.
* Khe PCI e và AGP : Khe cắm card màn hình rời khe PCI express lấy điện áp 12v trên mainboard rồi lên card, card pci e có mạch ổn áp nằm trên card. Trong khi card AGP thì sử dụng điện áp 1,5v hoặc 3,3v trên mainboard. Khe này do chip cầu bắc điều khiển.
* Khe Ram : Dùng để gắn Ram DDR, DDR2, DDR3…Tùy theo loại ram mà có tốc độ bus khác nhau, Ram ddr2 không thể gắn trên khe ddr3 và ngược lại. Khe ram cũng do chipset bắc điều khiển.
* Khe PCI : Khe này do chip nam điều khiển, dùng để gắn các loại card mở rộng : card lan, card sound, card usb, card wifi.
* Cổng SATA, cổng IDE : Các cổng này do chip nam điều khiển dùng để gắn các thiết bị CD, HDD.
* Cổng USB,cổng panel : Do chip nam điều khiển dùng để nối thiết bị usb, cổng panel dùng để nối ra trước thùng máy cho usb và âm thanh.
Hi vọng anh em phải nhớ rõ sơ đồ khối mainboard. Đây là kiến thức quan trọng nhất trong việc sửa phần cứng máy tính.
Bác Sĩ Máy Tính

Cách thay board cao áp máy tính laptop

Đối với anh em sửa laptop lâu năm có đầy đủ board cao áp ,màn hình, bóng cao áp để test thì sửa pan này rất nhanh. Nhưng đối với anh em mới ra nghề hoặc những người không có nhiều xác laptop để test nên việc kiểm tra cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Cách thay board cao áp máy tính laptop
Để kiểm tra đúng bệnh và mua đúng linh kiện thể thay thế là rất cần thiết.
Trước tiên khi máy khởi động mà màn hình đen thui, nhìn kỹ mới thấy chữ thì anh em cần kiểm tra bóng cao áp trước tiên. Để kiểm tra board cao áp còn hoạt động hay không thì anh em cần làm các bước sau :
Tháo màn hình ra,rút jack nối bóng cao áp ra khỏi màn hình.
Dùng 1 bóng cao áp rời, có thể lấy từ màn hình bể, màn hình bị sọc…Và phải chắc chắn rằng bóng đó còn hoạt động tốt.
Cắm bóng cao áp vào jack của board cao áp và khởi động máy lên.
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra : Là bóng cao áp sáng và không sáng.Nếu bóng cao áp sáng thì màn hình của bạn đã bị cháy bóng cao áp,chỉ cần thay bóng cao áp trên màn hình là xong.Trường hợp 2 là bóng cao áp không sáng thì máy bạn hư board cao áp hoặc mất nguồn điện đưa lên board cao áp (vì bóng cao áp để test còn sống). Chú ý quan trọng nguồn điện cấp cho bóng cao áp rất cao từ 500 – 1000V  không làm chết người nhưng đụng vào làm bạn bị giật mình và xui thì làm bể cái màn hình, hoặc máy của khách ,nên cần cẩn thận khi kiểm tra.
Khi kiểm tra thấy board cao áp bị hư thì anh em tiến hành thay board cao áp. Đối với anh em có nhiều xác máy thì chỉ cần lấy từ xác máy khác thay qua là xong, đối với anh em ít xác máy hoặc không có (như bản thân mình đây) thì cần phải mua board cao cáp đa năng. Board cao áp đa năng hầu như thay được cho tất cả các dòng máy, nó có dải điện áp rộng từ 9v -20v.Và cần phải đo đạc và hàn.
+Trên board cao áp đa năng có 4 pin vào và 2 chân ra bóng cao áp (có nguồn điện áp vài trăm vol )
V-in 5v hoặc 9v-20v. Chân này nối ra 1 cầu chì trên board cao áp, xác định chân này bằng cách đo thông mạch với cầu chì nằm bên cạnh đó cũng được.
Chân GND chân mass.
Chân on/off tắt mở cao áp,chân này có điện áp 3v3
Chân adj điều chỉnh độ sáng tối,chân này có điện áp từ 0 – 5V. Nếu không hàn chân này vào thì lúc khởi động màn hình sẽ sáng trước sau đó mới thấy chữ.
+Dây nối vào board cao áp của máy zin ( chưa thay thế) thường có 6 sợi dây hoặc 5 sợi hoặc nhiều sợi, tùy theo máy.
2 dây màu đỏ là V-in.
2 dây màu đen là GND (chân nối mass).
2 dây còn lại là dây xanh nối chân on/off (En), dây vàng nối chân adj.Hoặc có thể là màu cam và trắng.
Để chắc chắn thì anh em bật máy lên chỉnh đồng hồ đo về thang đo vol, que đen kẹp vào mass, que đỏ vào các chân trên dây cắm và đo từng chân 1 chân nào có điện áp 9-20v thì đó là chân V-in, chân 3v3 là on/off.Chân 5v là adj, chân 0v là chân mass.Rồi tiến hành hàn vào board đa năng là được.
+Trường hợp đo vào chân adj và chân on/off đều có 3v3 thì cần dùng phương pháp loại trừ.2 chân V-in và mass thì dễ tìm và hàn vào board là xong.Còn lại chân adj và on/off thì cần dùng phép loại trừ bằng cách nối 1 sợi dây vào chân on/off rồi khởi động,máy vẫn không sáng đèn thì chân đó là chân adj,còn nếu sáng đèn thì chân đó là chân on/off sau đó câu dây còn lại vào là được.
+Để xác chính chân on/off cũng đơn giản khi bạn có cái board y chang và đang con hoạt động (ví dụ máy đó của mình đang còn chạy,chỉ lấy ra để thử).Xác định chân on/off trên board cao áp bằng cách :
Tháo màn hình máy có board cao áp còn sống ra.
Cắm nguồn điện vào laptop, không bật máy nhé.
Chỉnh đồ hồ kim về thang X1 ôm, que đỏ cắm vào mass, que đen cắm vào chân on/off hoặc adj. Nếu chân nào mà đèn cao áp sáng lên thì chân đó là chân on/off.
Đó là cách xác định board cao áp, bóng cao áp còn sống hay chết. Ngoài ra còn có trường hợp lỗi chip SIO, chip nam hoặc mất điện áp 19v, 3v3 cấp cho board làm bóng không sáng
Bác Sĩ Máy Tính

Hướng dẫn khi ráp máy tính

Đối với việc ráp máy mới vào thì đơn giản và ít khi phát sinh ra lỗi, nhưng ráp máy cũ vào, hoặc tháo máy ra vệ sinh thường phát sinh ra rất nhiều bệnh.

Hướng dẫn khi ráp máy tính
Những bệnh liên quan đến việc tháo ráp máy như : tháo máy ra vệ sinh không lên, máy không nhận được usb, loa ở cổng phía trước, không có đèn báo power hay hdd. Nên anh em cần lưu ý quan trọng khi ráp máy vào thùng.
lap may tinh2
- Đầu tiên anh em cần phải gắn ram, cpu, fan vào mainboard trước chứ đừng gắn main vào trước, cái này rất quan trọng nhé vì bệnh liên quan đến việc vệ sinh máy đa số do gắn cpu vào sau. Gắn mainboard thì chú ý gắn quạt cpu cho đúng. Vì nếu gắn không chuẩn sẽ làm máy không lên do cpu bị kênh, tiếp xúc không đủ chân, làm cho máy chạy 1 lát rồi tắt do nóng.Như hình trên là mainboard Gigabyte GA-H61M-DS2 main này sử dụng socket 1155 vá quạt gắn cũng tương tự như socket 775 mình đã đề cập : tháo và ráp quạt cpu
- Sau khi cắm đầy đủ ram, cpu và fan thì anh em tiến hành vặn ốc lót vào thùng máy (đối với thùng mới người ta chưa gắn, hoặc gắn không đúng với main của mình). Để vặn ốc lót thì anh em bỏ main vào rồi xem chỗ nào trên main có lỗ gắn ốc lót thì mình gắn vào, ốc lót nên siết chặt bằng kềm để khi mình vặn ốc cố định main với case nó không bị chạy. Chú ý là phải gắn ốc lót đủ với các lỗ trên main, gắn thiếu lúc mình đè dây nguồn, hay gắn ram vào làm mainboard bị cong.
- Lắp ốc lót xong thì tiến hành gắn nguồn vào thùng, gắn miếng fe nhôm che các cổng phía sau của mainboard và cho main vào siết ốc lại, siết ốc thì đừng nên siết mạnh quá,kinh nghiệm là nên siết vừa tay thôi, những main cũ khi siết mạnh sẽ làm cho mainboard chạm mass và không lên.
lap may tinh1
- Cắm các dây panel usb, audio, loa ngoài,các dây kích nguồn, reset. Gắn panel của USB nên gắn cổng USB1,audio thì chỉ có 1 cái, gắn 2 panel này thì đơn giản vì người ta làm nguyên khối nên chỉ gắn đúng hướng là được. Panel của led,power thì phức tạp 1 tí. Thông thường trên main người ta có hướng dẫn mình đâu là pw, res, pled, hd led. Main thì viết ngay chỗ panel (như hình trên), main thì viết gần khe ram, chipset. Gắn dây kích nguồn và reset thì anh em gắn theo hướng nào cũng được, không quan trọng cực – và +. Chỉ cần gắn đúng chỗ là được. Còn panel báo đèn nguồn và đèn ổ cứng thì anh em phải gắn đúng cực – và + thì nó mới chạy. Thường cực + là chân màu đỏ, xanh lá và cực – là màu trắng.
- Cắm dây nguồn 24 pin vào main (20 pin cũng chạy bình thường nha), dây 4 chân cho nguồn vcore cpu, gắn dây điện cho ổ DVD, cáp sata cho DVD, ổ cứng. Lưu ý trên mainboard có các cổng SATA được đánh số từ o tới 4 thì anh em nên ưu tiên cổng số 0 cho ổ cứng và cổng số 1, 2, 3 gắn ổ DVD. Cổng đầu tiên vẫn là tối ưu nhất.
Sau khi cắm tất cả dây nguồn,cáp nối đầy đủ. Anh em khoan đã gắn dây cấp nguồn cho ổ cứng, phải test máy xem đã lên hay chưa, máy lên rồi mới gắn dây nguồn cho ổ cứng rồi gắn nắp thùng máy vào. Làm vậy để tránh trường hợp bật tắt làm chết ổ cứng ->mất dữ liệu.
Bác Sĩ Máy Tính

Quá trình khởi động của main máy tính

Khi ta kích nguồn để máy tính hoạt động thì sẽ diễn ra các quá trình kiểm tra các thành phần trên mainboard như kiểm tra Bios, kiểm tra Ram,kiểm tra HDD và các thiết bị ngoại vi khác.

Quá trình khởi động của main máy tính
Nếu máy tính hoạt động bình thường thì sẽ vào windows,ngược lại nếu có thiết bị nào bị lỗi sẽ báo ngay ở màn hình khởi động như : keyboard error để báo thiếu bàn phím, battery failure để báo hết pin CMOS… Cho nên bạn cần phải hiểu và nhớ quá trình khởi động của mainboard để xác định được hư hỏng và sửa 1 cách nhanh chóng, chính xác.
khoidongmaytinh
Khi ta bấm vào công tắc nguồn,kích nguồn máy tính thì sẽ có quá trình khởi động sau.
- Nguồn ATX hoạt động và cung cấp các điện áp chính cho mainboard gồm 12V, 5V và 3v3.
- Mạch VRM cấp nguồn vcore cho cpu và sẽ báo vrm_good của cpu về mạch logic (mạch này thường nằm trên chip nam).
- Mạch ổn áp của chipset nam bắc,mạch ổn áp ram,mạch ổn áp của khe AGP sẽ hoạt động đồng thời cũng báo tín hiệu mạch đã tốt, không chạm chập về mạch logic như vcore của cpu.
- Mạch logic thường tích hợp trên chip nam sẽ kiểm tra các mạch nguồn ATX, mạch vcore cpu, mạch ổn áp ram, chipset, khe cắm AGP . Nếu tất cả các mạch trên đều hoạt động tốt thì mạch Logic sẽ tạo ra tín hiệu reset PGOOG để máy tính hoạt động.
-Mạch tạo xung Clock khi có tín hiệu PGOOD báo về. Và tạo ra xung clock cho các thiết bị khác nhau như CPU, Ram, Card màn hình… Mỗi thiết bị mỗi xung clock khác nhau.
- Khi có xung clock + điện áp thì chip nam sẽ hoạt động và tiến hành kiểm tra mạch PGOOD hay PRW_OK và tạo ra tín hiệu Reset hệ thống
- Tín hiệu reset hệ thống sẽ khởi động các thành phần trên mainboard gồm : Chipset bắc, card màn hình, khe cắm pci, rom bios, ic sio. Lúc này CPU chưa hoạt động.
- Chip Bắc nhận tín hiệu reset hệ thống từ chip nam và phát ra tín hiệu CPU_RST để cpu hoạt động.
- CPU hoạt động và truy cập vào BIOS để nạp chương trình bios đồng thời dùng chương trình bios để kiểm tra các thành phần khác trên mainboard.
- Kiểm tra card màn hình trên khe PCI express, khe AGP, kiểm tra Ram và sẽ thông báo lỗi bằng tiếng beep ở loa nếu phát hiện sự cố về ram và card đồ họa.
- CPU cho nạp bản cài đặt bios của người dùng ( thiết lập ngày giờ, chọn khởi động bằng usb hay CD…) được lưu trong bộ nhớ ram cmos tích hợp trong chip nam và được nuôi bằng pin cmos 3v3. Nếu pin này hết thì nó sẽ sử dụng bản cmos default để kiểm tra thiết bị.
- Kiểm tra các thiết bị ngoại vi : phím, chuột, ổ cứng. Sau đó khởi động ổ cứng rồi nạp hệ điều hành lên bộ nhớ tạm của ram để khởi động.
Quá trính khời động này diễn ra rất nhanh, thông thường sửa phần cứng máy tính thường gặp lỗi ở bước 6 là máy thiếu tín hiệu reset hệ thống. Nguyên nhân do 1 trong các mạch ổn áp bị lỗi, do lỗi ic clock hoặc do bản thân chip nam lỗi nên không phát ra được tín hiệu reset.
Bác Sĩ Máy Tính

Rửa MAIN bằng nước chữa mọi lỗi máy tính

Rửa mainboard bằng nước được không ? mới nghe thấy mà giật mình nhỉ, nhưng cái này là thực sự 100% theo đúng nghĩa đen của nó.

Rửa MAIN bằng nước chữa mọi lỗi máy tính
Mainboard bị bụi bẩn nhiều quá, bị rỉ sét và đặc biệt là bệnh kinh điển đó là chập chờn, lúc thì máy lên bình thường, lúc thì chạy một lát tắt máy…Những nguyên nhân này thì cần phải rửa main bằng nước rửa chén thôi.
Công dụng : Để mainboard sạch sẽ, trị rỉ sét cho main,nhiều mainboard bị rỉ dẫn đến main chập chờn.
Chuẩn bị : Nước rửa chén Sunlight + bàn chải đánh răng PS (có PS không lo sâu răng nữa)
main may tinh1
Thực hiện : Main board đang rửa là Asus P5K – VM, main này sử dụng chipset G33, bị hiện tượng chập chờn lúc lên lúc không. Anh em tháo pin CMOS ra ( tránh làm chạm chập hư main), tháo cpu, tháo tản nhiệt cho chip nam và chip bắc. Sau đó cho nước vào vừa với mainboard và cho nước rửa chén vào, cho nhiều vào nhé, mình bỏ hơi ít vì có vợ ở nhà (ngày nào cũng rửa tốn nước rửa chén quá). Anh em tiến hành chà các khe ram, khe pci express, khe pci. Chà chân các con chip lớn như IO, chip sound, ic clock, ic nguồn, chà cho sạch là được.
Chú ý : Lúc vệ sinh main nên làm cẩn thận tránh chà mạnh quá làm mất tụ nhí, điện trở và làm cong socket cpu. Sau khi chà xong thì dùng vòi nước xịt vào cho sạch, xịt vào chân chip nam và bắc cho hết nước rửa chén.
Sau khi rửa sạch thì cầm mainboard quạt qua lại cho nước rớt ra bớt đi rồi tiến hành làm khô main. Làm khô main thì có thể : đem ra nắng phơi khô, dùng máy sấy tóc để sấy, hoặc dùng máy khò, đèn hồng ngoại làm cho khô tùy theo có dụng cụ gì thì làm dụng cụ đó.
Quan trọng : Phải chắc chắn main đã khô 100% mới đem vào thử nhé không là toi cái main luôn đó. Vì nhiều khi mình nhìn bề ngoài đã thấy khô, nhưng dùng tay vuốt lên các khe ram, pci thì vẫn còn nước. Hoặc cầm main quật mạnh 1 cái thì nước trong bụng chip nam, chip bắc và socket cpu vẫn chảy ra.Nên anh em cần phải cẩn thận với việc này
Bản thân việc rửa main bằng nước rửa chén không ảnh hưởng gì, nhưng nhiều lúc do làm chưa khô dẫn đến chập main, hoặc lúc làm chà mạnh quá làm mất tụ hay điện trở nên mới bị. Mình rất thường xuyên rửa main và  chưa bao giờ rửa main xong mà nó không lên cả . Và cái mainboard sau khi rửa đã chạy ổn định, không còn chập chờn nữa. Nên anh em cứ yên tâm mà làm nhé, và cũng sửa được các bệnh chập chờn qua việc rửa main.
Bác Sĩ Máy Tính

Hướng dẫn sửa mainboard máy tính

Cách sửa mainboard máy tính mà mình đã làm chạy tốt, lưu ý mỗi main mỗi bệnh khác nhau, nhưng đây là bệnh mình đã gặp và đã sửa thành công.

Hướng dẫn sửa mainboard máy tính
Một số pan bệnh cơ bản của mainboard xin chia sẻ cùng anh em, mong đóng góp thêm ý kiến.
- Main Asrock 333 D667 kích nguồn mã code hexa không nhảy , nguyên nhân hở socket CPU , tiến hành hấp lại socket CPU, main chạy bình thường .
- Main Asus P5GC-MX thỉnh thoảng bị reset lúc thì ngay ở màn hình dos, or win … vv , nguyên nhân hở socket CPU , tiến hành hấp lại socket , main chạy bình thường.
- Main MSI 945PL không kích nguồn được, chạm chập 2 chân thạch anh kích nguồn dc nhưng main không boot, hấp lại chip Nam main boot bình thường.
- Main Foxcon G31 kích nguồn main chạy nhưng không boot ktra thấy FET cấp nguồn 1,2 V cho chip bắc và APG cháy. Nguyên nhân là do lỗi ic dao động isl 6321 tiến hành thay cặp FET và chip isl 6321 main boot bình thường.
- Main Giga G31M không kích nguồn được, kích ép ko được suy ra chập main , gỡ bỏ nguồn cấp VRM main kích nguồn dc ! đo ktra thì chết 1 FET 12V tiến hành thay Fet khác main boot bình thường.
- Main Giga 8i865GME-775 kích nguồn card test báo code CO C1 D3 41 50 FF màn hình không lên gì, cắm card VGA thì code dừng 50 màn hình hiện scan imger bios ….. up lại bios main chạy boot bình thường .
- Main Asus P5AD2-E kích nguồn quạt quay 1 2 vòng rùi tắt, rút pin 12V kích nguồn quạt quay ktra chân en = 1,2v pgood = 0,5v lỗi ic giao động ADP3180 – thay ic khác main boot bình thường.
- Main Asrock P4i45GV card test báo Ad , tụ lọc nguồn chip bắc bị phồng, thay tụ lọc nguồn main boot bình thường.
- Main Prescott 533 mất nguồn CPU, do Pgood = 0V tiến hành thay FET 3055 ở đầu khe ram , main boot bình thường.
- Main intel 915GLVG kích nguồn đèn chớp nháy, nhấc ic ADP3188 main kích nguồn được, thay thử ADP 3188 khác vào cắm CPU tải giả có nguồn, cắm CPU thật mất nguồn. — nguyên nhân ADP3188 lỗi, thay ADP 3188 khác có nguồn CPU main boot bình thường.
- Main intel 478 tình trạng là kích nguồn lúc được lúc không, đang nhảy code hexa thì mất nguồn. nguyên nhân là do hở socket cpu vì main intel muốn kích nguồn dc thì phải cắm CPU sau khi hấp socket main boot bình thường.
- Main Giga 945GZM-S2 code bios 45 tiến hành up bios main boot bình thường.
- Main Foxcom 45CMX mất nguồn CPU do mất nguồn Ram 1,8V thay thế ic dao động nguồn ram IC 7120 ( tương đương RT 8150 ) ram có nguồn 1,8v -. có nguồn CPU main boot bình thường.
- Main intel 845gvrs kích nguồn quạt lắc lư rút chân pin 12v, quạt quay bình thường -. main chập vcore -. chập fet, tháo fet chập thay fet mới vào, kích nguồn tình trạng vẫn thế ! thay thử ic đảo pha và cặp fet main có vcore boot bình thường.
- Main giga 945gcm-s2 mất xung reset và clock. Đo nguồn chip bắc = 0,6v. tại chân D của fet Q287 = 0.6v cấp nguồn cho fet Q287 là fet Q289 đo tại chân D =1,8 G=10.3v chân S= 0.6v điều kiện mở fet đủ -. fet ko thông. Thay fet Q289 nguồn chip bắc =1,2v main boot bình thường.
- Main asus P5GZ-MX cardtest báo code 85 màn hình báo lỗi usb shutdow after 15s. sau 15s thì main tự shutdow , ktra thì thấy mất nguồn 5v cấp cho công usb. Tụ điot bị đứt, tiến hành thay tụ. main boot bình thường.
- Main intel kích nguồn cardtest báo code bios E8 E9 EA EB, lỗi bios. Up lại bios main boot bình thường.
- Main giga 945gzm-s2 kích nguồn mất vcore, chip bắc, ram … tiến hành thay OSC 6520 ( ic quản lý nguồn ram ) main boot bình thường
- Main 865G7 cardtest dừng code AF25 thay chip bắc vẫn thế ! nguồn cpu ram bắc nam đủ ! nguồn ram đo = 2,56v . thay fet nguồn ram main boot bình thường
- Main p4i65GV mất xung reset kiểm tra thấy fet nguồn ram nóng , mất nguồn chip bắc, chân D và G của fet có nguồn -. thay cặp fet khác. Có nguồn chip bắc main boot bt , fet ram hết nóng
- Main foxcom 45GMX kích nguồn card test báo FF ko out vga on, out vga rời ! ktra thấy diot D20 ( gần pin 12V vcore ) bị chạm, tiến hành thay diot. Main boot out vga on
- Main Giga 945GCM-S2 nguồn đầy đủ , mất xung reset. Tiến hành hấp chip nam đã có xung reset nhưng main không boot. Thay chip nam khác. Main boot tốt
- Main biostart 945GC-M7 TE mất xung reset ( có nguồn cpu ) lỗi ic Lan gỡ ic Lan ra main boot tôt
- Main asus p5kpl-am mất xung reset,đo thấy trở kháng of chip bắc 12 ôm, chip ở main khác 24 ôm, tiến hành thay chip bắc main boot ngon
- Main dell 865 đồng bộ cắm cardtest code nhảy bình thường, bàn phím caplock không out màn ngoài, ktra thì thấy chân số 13 của cổng vga không có nguồn, đo trở kháng 47 ôm, dò mạch thấy chân này ăn thẳng vào chip bắc, tiến hành thay chip khác main, đã out được màn hình ngoài .
- Main Intel D845GVFN
Hiện tượng: Khi kích nguồn, có tín hiệu Reset nhưng hiện mã C0 rồi ngưng, có tiếng bíp ngắn như lỗi RAM, khi cho RAM vào hết tiếng Bip nhưng số hecxa trên card test không nhảy số vẫn dùng ở C0.
- Nguyên nhân và thay thế: Phân tích:
Có tiếng bip phát ra chứng tỏ CPU đã hoạt động, đã nạp được BIOS. nhưng số Hecxa không nhảy nghĩa là máy không thực thi BIOS để test cac thiết bị, => Lỗi BIOS.
Down BIOS trên mạng nhưng không có, chỉ có bản Update.
Dùng Main khác cùng loại, Read ra lấy bản BIOS rồi nạp cho Main bị lỗi trên => Main đã hoạt động OK.
- Mainboard – Main Preescos 533 Socket 478
Hiện tượng: Khi kích nguồn, đèn nguồn trên Card test chớp nháy với nhịp khoảng 1 giây/ lần, khi nháy đo nguồn thấy sụt áp, không có Reset
Nguyên nhân và thay thế: Nguyên nhân là do chết IC – SIO (Winbond W83627F), thay IC này Main đã chạy OK.
- Mainboard – Main Foxconn 865M01 Socket 478
Hiện tượng: Khi kích nguồn, đèn nguồn trên Card test chớp tắt, tháo rắc nguồn 4 chân ra khỏi Main thì kích được nguồn.
Nguyên nhân và thay thế: Hiện tượng trên là do chập mạch VRM, chập một đèn Mosfet và chết một IC đảo pha, quá trình kiểm tra sửa chữa như sau:
Đo kiểm tra các đèn Mosfet trên mạch VRM thấy 3 đèn Mosfet trên cùng bị chập (thực tế là chập 1 đèn nhưng do mạch song song nên thấy 3 đèn chập), tháo 3 đèn Mosfet trên ra ngoài kiểm tra thì thấy chập đèn thứ 2, khi chập đèn thì thường chết IC đảo pha nhưng IC đảo pha thì không đo được bằng thang trở kháng nên tôi là như sau:
Để nguyên trạng thái đang tháo 3 đèn Mosfet trên ra để trống chân.
Cấp nguồn và kích cho nguồn chạy, đo điện áp tại 3 chân G của 3 đèn Mosfet trên (đang để trống chân), nếu thấy điện áp của chúng bằng nhau và khoảng 8V là 3 IC đảo pha tốt, nếu chúng lệch là có 1 IC chết, khi đo thì thấy đèn thứ nhất và thứ 3 chân G có 8V còn đèn thứ 2 chân G mất điện áp => kết luận chết IC đảo pha thứ 2
Thay IC đảo pha xong đo lại thấy điện áp ra cân, sau đó thay Mosfet tốt vào (lấy từ vị trí tương đương của Main khác) => Main đã chạy OK.

- Mainboard – Main MSI N1996
Hiện tượng: Main chập chờn lúc chạy lúc không, khi không chạy thì mất Reset
Nguyên nhân và thay thế: Nguyeen nhân : do bong chân Socket CPU
Kiểm tra:
Khi Main không chạy và mất Reset thì kiểm tra thấy mất nguồn VCORE cấp cho CPU, do Main chập hờn lúc chạy lúc không lên xác định đây là hiện tượng tiếp xúc chập chờn, có thể bong chân IC dao động hoặc bong chân Socket.
Hàn lại IC dao động nhưng không được, hàn lại Socket và Main đã chạy OK.
- Mainboard – Main Gigaby SK 478
Hiện tượng: Kiểm tra bằng Card Test Main có Reset nhưng không nhẩy mã Hecxa
Nguyên nhân và thay thế: Hiện tượng trên do các nguyên nhân
Chipset bắc không hoạt động do bong chân, hỏng..
CPU không hoạt động do chân Socket hoặc CPU sai BUS hoặc lỗi CPU
BIOS lỗi hoặc lỗi ROM, chân ROM không tiếp xúc
Khi kiểm tra ấn mạnh tay lên lưng Chipset bắc và kích nguồn thì Main chạy => Kết luận Main bị bong chân CS bắc. Hàn lại Chipset bắc và Main đã chạy OK.
- Mainboard – Gigaby SK775 – G31
Hiện tượng: Có Reset nhưng không chạy, không chuyển mã Hecxa
Nguyên nhân và thay thế: Hàn lại Socket gắn CPU đã OK
Quá trình sửa chữa:
Hiện tượng trên là do các nguyên nhân:
> Chipset bắc chưa chạy
> CPU sai BUS hoặc hỏng
> Bong chân Socket
> Lỗi ROM hoặc lỗi BIOS
Đã thay CPU khác, đã nạp BIOS không chạy, khi hàn lại Socket CPU Main đã chạy.
- Mainboard – Main ASUS P5GC-MX
Hiện tượng: Main khởi động vẫn có Reset, số Hecxa nhảy đến mã D4 thì dừng, có nhận RAM.
Nguyên nhân và thay thế: – Hàn lại Chipset bắc và đã OK.
Quá trình kiểm tra:
Ban đầu khi kiểm tra thấy số Hecxa nhảy một lúc và dừng lại ở D4 không lên hình, nên đã xác định các nguyên nhân sau:
* Lỗi BIOS
* Lỗi RAM
* Bong chân Chipset bắc nên khi khởi động BIOS không test được Card Video.
* Lỗi CPU
Thay thử RAM tốt đúng BUS nhưng không được, đã thay CPU tốt vẫn không được, đã nạp lại BIOS nhưng vẫn thế. cuối cùng hàn lại Chipset bắc thì Main đã chạy OK.
- Mainboard – Main FOXCONN Socket 775
Hiện tượng: Khi kích nguồn có tín hiệu Reset trên Card Test nhưng số Hecxa không nhảy số, vì vậy Main không khởi động, không báo lỗi.
Nguyên nhân và thay thế: Main đã có tín hiệu Reset nghĩa là các mạch ổn áp trên Main đã hoạt động, mạch Clock đã hoạt động và Chipset nam cũng đã hoạt động. Hiện tượng số Hecxa không nhảy số là do Chipset bắc chưa hoạt động, CPU chưa hoạt động hoặc không nạp được BIOS. Sau khi kiểm tra Socket của CPU thấy vẫn bình thường, thay CPU tốt và đúng BUS vẫn thế, tôi hàn lại Chipset bắc, sau khi hàn lại Chipset bắc xong Main đã chạy OK. nhiệt độ khi hàn lại Chipset bắc loại Main này khoảng 260 độ C tính theo đồng hồ trên máy hàn Chipset của Trung quốc.

- Mainboard – Main Pentium 3
Hiện tượng: Không cắm bàn phím thì máy khởi động được, có lên hình khoảng 30 giây thì stop, nếu cắm bàn phím vào là không khởi động được, không lên hình.
Nguyên nhân và thay thế: Hiện tượng trên là có 2 bệnh:
Bệnh khi cắm bàn phím vào Main không khởi động được (bàn phím tốt)
Và Main chạy được khoảng 30 giây là Stop.
* Với bệnh thứ nhất, khi cắm bàn phím là Main không khởi động được, nguyên nhân là do bị dò mấy con tụ lọc nhiễu ở ngay sau cổng PS/2, mình tháo vứt bỏ mấy con tụ này đi và Main đã cắm bàn phím vào chạy OK
* Bệnh cứ chạy sau khi đã lên hình khoảng 30 giây là Stop, nguyên nhân là do CPU quá nhiệt, do lớp keo tản nhiệt trên lưng CPU bị khô, tạo ra một lớp cách nhiệt, tôi vệ sinh sạch lưng CPU và miếng nhôm toả nhiệt sau đó bôi keo tản nhiệt vào và Main đã chạy OK.
- Main MSI socket 478
Hiện tượng: Khi kích nguồn có tín hiệu Reset nhưng số Hecxa không chạy, không lên hình, không báo lỗi RAM.
Nguyên nhân và thay thế: Số Hecxa không nhảy số là biều hiện của CPU không hoạt động, tuy nhiên đã kiểm tra Socket CPU tốt, đã hàn lại chân BIOS nhưng không được, hàn lại chân Chipset bắc cũng không được, nhưng khi lấy máy hàn khò hàn lại con IC dao động 8 chân của mạch ổn áp nguồn 1,2V (nguồn phụ cấp cho Chipset) thì thấy Main chạy, nhưng tắt đi một lát bật lại không chạy, nếu hàn lại con IC trên Main lại chạy được, nhưng thay IC mới vào hiện tượng vẫn thế.
Cuối cùng đã tháo vứt bỏ hai con tụ gốm bằng đầu tăm đứng gần IC 8 chân đó Main đã chạy bình thường :
Kêt luận: Main bị dò tụ lọc nhiễu đứng gần IC ổn áp 8 chân đã sinh ra hiện tượng trên.
- Main Intel Socket 478
Hiện tượng: Main không kích được nguồn.
Nguyên nhân và thay thế: Main không kích được nguồn là do những nguyên nhân sau:
Hỏng thạch anh 32,768KHz
Để sai vị trí Jumper Clear CMOS
Hỏng hoặc bon chân IC – SIO
Hỏng hoặc bong chân Chipset nam
Sau khi phân tích như trên thì mình kiểm tra lần lượt và thấy mất cái cầu nối ở Jumper Clear CMOS, lấy một cái cầu nối cắm vào vị trí Normal => thế là kích được nguồn ngay
Sau khi kích được nguồn thì ch CPU vào kiểm tra thấy Reset tốt và có nhảy số Hecxa nhưng không báo lỗi RAM (mặc dù chưa gắn RAM) đèn Hecxa báo dùng ở D4, sau khi gắn RAM vào vẫn thế, lỗi D4 thì không phải RAM mà cũng không phải lỗi Card Video, đây có thể là lỗi BIOS, sau đó mình tháo ROM BIOS ra và vệ sinh chân cho tiếp xúc tốt, thế là Main đã chạy OK
Kết luận: Main không tiếp xúc chân ROM, khách hàng tự sửa nhưng lại reo thêm bệnh làm mất Jumper dẫn đến ko kích được nguồn .
- PAN mất V-CORE “FOXCONN G31MV”
các nguồn khác đủ từ A–>Z Chỉ mất nguồn Vcore.Đệ cũng tham khảo gần 20 topic PAN bệnh của dòng MAIN này… đa số thấy bị chết Q18-Q20 gần SK quạt==> các bước kiểm tra:Đã thay Q18 và Q20 (kiểm tra Q18 có 1v2 ==>OK, Q20=0.8v
IC dao động 8841: Chân 19=5v, chân 26=12v, chân 32(Vtt)=1v2, Chân PWGOOD 31 mất áp 3v3
- Main Biostar 945GC-M7 TE đủ nguồn, có clock, treo Reset.
Mainboard Biostar 945GC-M7 TE đủ nguồn, có clock, treo Reset.Tất cả các nguồn OK. Clock tốt (đèn Clock trên Card test lẫn đo CLCK trên CPU tải giả), Reset sáng không ngắt.
Mất khá nhiều thời gian, vì chủ quan cứ nghĩ đã có Clock thì phải có PGOOD về chip Nam rồi. Sau khi đập đủ thứ không được, tình cờ mới để ý Main này tháo CPU ra (sẽ không có Vcore) mà kích nguồn đèn Clock trên Card test vẫn sáng > thằng này mạch Clockgen không phụ thuộc PGOOD.
Kiểm tra mạch xung quanh IC L6703 dao động nguồn Vcore , tín hiệu SS_END / PGOOD (pin 46) được đảo pha 2 lần qua 2 đèn bé tí Q83, Q82 (gần đầu trên khe RAM) rồi mới về chip Nam (pin 46 L6703 > Q83 > Q82 > chip Nam).
Lắp CPU, on nguồn đo lại áp, thấy pin 46 L6703 có áp (khoảng 3V), áp này đưa qua 1 trở vào chân B con Q83. Chân C con Q83 áp 0V > OK, chân B con Q82 áp cũng 0V > OK nốt, nhưng chân C của nó lại không có áp (đáng ra phải có mức cao), suy ra Q82 dò gỉ CE.
Gỡ bỏ Q82 rồi kích lại >>> OK, code nhảy mượt mà, nghe 1 tiếng beep thân thương (cái beep này chắc anh em sửa main ai cũng yêu lắm) nhiều đời Biostar Clock vẫn chạy mà không cần PGOOD, anh em kiểm tra giùm nhé.
- Main BIOSTAR 945GZ
Hiện tượng: Main chạy được khoảng 1 phút thì Stop, để 1 lát kích nguồn lại chạy được khoảng 1 phút thì Stop.
Nguyên nhân và thay thế: Nguyên nhân: Do lỗi IC dao động của mạch VRM, thay IC dao động của mạch VRM có ký hiệu là ISL6322 vào, Main đã chạy ổn định .
Giải thích:
Khi phân tích bệnh, với bệnh Main đã chạy có nghĩa là các linh kiện trên Main đã chạy, nhưng chạy được khoảng 1 phút thì Stop thì đây là biểu hiện của một linh kiện nào đó trên Main bị quá nhiệt, từ nhận định trên tôi đã kiểm tra nhiệt độ các linh kiện trên Main như: Chipset nam, chipset bắc, IC-SIO, BIOS, Clock Gen thì đều thấy bình thường, khi kiểm tra đến các đèn Mosfet của mạch VRM (có 6 đèn chia làm 3 cặp) thì thấy hai đèn của một cặp (tạm gọi là cặp số 1) rất nóng (sờ lâu sẽ bỏng tay) còn lại hai cặp kia chỉ hơi ấm, tôi đã thay tráo vị trí cặp số 1 (bị nóng) sang vị trí cặp khác (chỉ hơi ấm) thì thấy vị trí cặp số 1 vẫn nóng tức là không phải do Mosfet, sau đó đo kiểm tra điện áp dao động (đo vào S và G) thì thấy điện áp của đèn vế trên của cặp bị nóng có điện áp dao động khoảng 6V AC trong khi đó điện áp của đèn cùng vế nhưng không nóng chỉ có 4V AC => Kết luận IC dao động bị lỗi đã cho dao động ra không cân xứng dẫn đến hiện tượng 1 cặp công suất bị làm việc quá tải và quá nhiệt…, sau khi thay IC dao động Main đã chạy bình thường.
- Main Gigabyte G41M-ES2L. Hiện tượng : Máy tắt nguồn tự bật lên lại,dùng nhíp tắt ở chân Pon cũng tự bật lên lại ( Không tính lỗi win nhé, vì sửa phần cứng thì phải loại trừ các trường hợp đó trước. Tiến hành nạp lại Bios cũng không được. Thay các con diod nhí, trở, tụ nối với chân kích nguồn -> không được. Tiếp tục thay chip IO ( có thể thay hxs bằng gxs ) -> không được. Cuối cùng tiến hành hấp lại chip nam, hoặc thay hẳn chip nam thì chạy ok.
Mainboard bị sét đánh theo đường modem, sờ lên IC LAN rất nóng -> Máy không kích được nguồn, chân power on không có 5V. Tiến hành xả bỏ con IC mạng thì máy khởi động bình thường. Anh em nên gắn card mạng rời để xài, thay IC LAN khác cũng không lên vì set đánh cháy trở, tụ, diod… Ngoài ra có 1 số trường hợp set đánh vẫn vào DOS được nhưng vào windows là bị treo.
- Main Gigabyte GA-945PLM-S2, mất tín hiệu reset, mất điện áp CPU và RAM tiến hành thay IC dao động nguồn RAM gần chip nam thì chạy ok. Có 1 số trường hợp phù tụ cũng làm mất áp CPU. Chỉ ần thay tụ tương đương là chạy.
Trên đây là những bệnh mình đã sửa ok, anh em chịu khó xem qua nha. Không phải bệnh nào cũng sửa như trên vì mỗi main có bệnh khác nhau. Và những mainboard này hiện tại cũng đã cũ rồi, anh em mới vào nghề tham khảo sửa những bệnh này trước để tay nghề ngày càng cao nha.
Bác Sĩ Máy Tính